CÁCH DẠY CON

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Nguy Cơ Sinh Non, Những Điều Mẹ Cần Phải Biết


Nguy Cơ Sinh Non, Những Điều Mẹ Cần Phải Biết

Khi mang thai, các mẹ bầu cần phải tìm hiểu về các nguy cơ dẫn đến sinh non và trang bị các kiến thức nâng cao sức khỏe bà mẹ và thai nhi nhằm phòng tránh nguy cơ sinh non. Có muôn vàn lý do dẫn đến lý do sinh non và mẹ bầu phải hiểu để hạn chế tối đa nguy hiểm này.
Nguy Cơ Sinh Non, Những Điều Mẹ Cần Phải Biết
Giầy tập đi Attipas xin tổng hợp những nguy cơ dẫn đến sinh non và cách phòng tránh nguy cơ sinh non để các mẹ tham khảo
Các nguyên nhân dẫn đến sinh non
Nguyên nhân do mẹ
- Các bệnh lý từ mẹ. Dù có đến 50% ca sinh non không xác định được nguyên nhân, nhưng với 50% nguyên nhân còn lại có thể xác định được, mẹ bầu cũng có thể hiểu thêm về lý do đưa đến tình huống không mong đợi này. Trong đó, bao gồm cả các bệnh lý trên cơ thể như mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, Rubella, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường giáp, mẹ thiếu cân, nhiễm trùng đường sinh sản, đa thai, nhiễm trùng ối, tiền sản giật v.v…
- Các dị tật ở tử cung: Dị tật tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai nhi có nguy cơ sinh sớm hơn 38 tuần tuổi, bao gồm: hở eo tử cung, tử cung bất thường, cổ tử cung hé mở thường gặp ở thai phụ có tiền sử sinh non hay hơn 1 lần sẩy thai sau khi thai nhi được 3 tháng tuổi, cổ tử cung ngắn v.v…
- Mẹ bị stress trầm trọng: Thường xuyên có tâm trạng bất an, lo lắng, tức giận kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non. Thậm chí, một nghiên cứu mới đây khảo sát trên 1 triệu sản phụ ở Đan Mạch đã phát hiện ra rằng, những bà mẹ phải chịu căng thẳng 6 tháng trước thời gian mang thai sẽ có nguy cơ sinh con thiếu tháng với tỷ lệ lên đến 59% ca chuyển dạ sớm khi thai nhi chưa đến 33 tuần tuổi, nguyên nhân là do các hormone stress tác động lên dạ con của thai phụ.
- Thiếu vitamin B9:  Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non. Theo đó, khi theo dõi 35.000 phụ nữ không dùng và có dùng vitamin B9 trước thai kỳ khoảng 1 năm đã cho thấy, nhóm thai phụ sử dụng hợp lý vitamin này sẽ giảm được 70% nguy cơ sẩy thai trong giai đoạn từ tuần 20 đến tuần thứ 28 và giảm 50% nguy cơ sinh non ở tuần 28 – 32.
- Quá trình vôi hóa, tích tụ canxi của màng bào thai. ĐH Yale (Mỹ) đã có một đột phá quan trong trong việc giải thích những bí ẩn của sinh non, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh. Trưởng nhóm nghiên cứu Lydia Shook cho biết: “Nước ối có tiềm năng hình thành các hạt nano và cặn canxi gây tồn động và gây vôi hóa màng bào thai, làm vỡ màng nước ối ở thai phụ dẫn đến tình trạng sinh non”.
- Yếu tố nội tiết: Tình trạng căng thẳng của mẹ (stress về tâm lý và thể chất), tiền sản giật, sản giật, hội chứng HELLP.
-  Dinh dưỡng kém, mẹ có cân nặng trước sinh < 40kg. Mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc lớn tuổi (hơn 40 tuổi). Hút thuốc (>20 điếu/ngày).
- Giao hợp thường xuyên có thể gây cơn co tử cung…
- Các nguyên nhân khác: Ngoài những lý do đã nêu, sinh non còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, mang đa thai, ít nước ối, mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai quá nhiều lần v.v… Ngoài ra, thời gian làm việc của người mẹ quá 42 giờ/ tuần, công việc phải đứng nhiều trên 6 giờ/ ngày, làm việc quá sức, quan hệ tình dục quá đà, do biến đổi khí hậu, dùng thuốc an thai bừa bãi v.v… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm.
Sinh non nguyên nhân do thai:
- Vỡ ối non: chiếm 10% các cuộc chuyển dạ đủ tháng, chiếm 30% các cuộc chuyển dạ sinh non.
- Đa ối: khoảng 1/3 các trường hợp đa ối chuyển dạ sinh non.
- Viêm màng ối do nhiễm trùng.
- Nhau tiền đạo, nhau bong non: gây xuất huyết trước khi sinh.
- Thiểu năng nhau: làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ thường dẫn đến sinh non.
- Song hay đa thai: thời gian mang thai trung bình là 280 ngày đối với đơn thai, trong song thai là 261,5 ngày và tam thai là 246,5 ngày (theo Mc.Keown và Record).
- Thai dị dạng thường chuyển dạ sinh non nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ) hoặc thiểu ối (không có thận) hoặc bệnh lý (bất thường nhiễm sắc thể, bệnh tự miễn, nhiễm trùng).
Biện pháp giúp Mẹ giảm thiểu nguy cơ sinh non
Loại bỏ ngay thói xấu
Hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều, sử dụng ma túy là nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ bầu sinh non. Vì vậy trước khi mang thai và trong quá trình bầu bí, các mẹ cần loại bỏ ngay thói xấu này.
Kiểm soát cân nặng
Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường và tiền sản giật, những căn bệnh này đều làm tăng nguy cơ sinh non. Tăng cân quá ít lại khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh ra những em bé bị nhẹ cân. Vì vậy việc tăng cân đúng chuẩn là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu nên tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn quá gầy hoặc quá béo trước khi bầu bí thì mức tăng cân lại khác. Chị em có thể tham khảo mức tăng cân chuẩn trong thai kỳ cho mỗi người tại đây!
Bổ sung vitamin
Chỉ cần một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thế mà còn cải thiện tỷ lệ sinh non. Vitamin tổng hợp rất cần thiết với những mẹ ăn uống kém.
Chế độ ăn uống cân bằng
Chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng với mẹ bầu và em bé để giúp chị em nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa sinh non. Mẹ bầu cần bổ sung đủ axit béo omega-3 (có trong cá hồi, trứng, quả óc chó và hạt lanh); vitamin A (trong cà rốt, quả mơ và bông cải xanh); vitamin C (có trong họ cam quýt, dâu, ớt chuông) và vitamin E (có trong các loại hạt, khoai lang và xoài).
Ngoài ra mẹ bầu cũng cần bổ cung thêm canxi (có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác hoặc nước trái cây); magiê (có trong các loại đậu, đậu phụ, sữa chua, mơ khô, chuối và hạt vừng); sắt (có trong thịt bò, trái cây sấy khô và các sản phẩm đậu nành); kẽm (có trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò, bột yến mạch, ngô, hàu và trứng). Quan trọng nhất, chị em cần bổ sung đủ axit folic (có trong các sản phẩm ngũ cốc, chuối, cam và rau lá xanh thẫm).
Ăn uống thường xuyên
Việc cung cấp chất dinh dưỡng qua chế độ ăn uống hàng ngày là rất quan trọng với bà bầu. Vì vậy các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên ăn uống thường xuyên 5 bữa một ngày (3 bữa chính và 2 bữa phụ) thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm ốm nghén và giảm nguy cơ sinh non.
Uống nhiều nước
Uống đủ 8 ly (khoảng 2,5 lít nước) mỗi ngày sẽ giữ cho cơ thể được ngậm nước. Cơ thể mất nước sẽ dẫn đến các cơn co thắt sớm. Nếu mẹ bầu tập thể dục nhiều hoặc tiết trời nóng cần uống nhiều nước hơn.
Kiểm tra răng, nướu
Chăm sóc nha khoa định kỳ là một cách để phòng ngừa sinh non hiểu quả. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ bầu mắc bệnh răng miệng sẽ dễ bị sinh non. Vì vậy, chị me bầu cần nhớ đánh răng miệng, dùng chỉ nha khoa và khám răng thường xuyên.
Đi tiểu thường xuyên
Khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, mẹ bầu đừng chần trừ vì để lâu sẽ rất dễ bị viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu – một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt.
Cẩn thận khi có nguy cơ
Những phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn có nguy cơ sinh non rất cao. Vì thế nếu bạn mắc bệnh cần nói với bác sĩ sản khoa để được kê thuốc kháng sinh giúp làm giảm nguy cơ sinh non. Trong trường hợp nếu bạn đã từng bị sảy thai hoặc sinh non, hãy trao đổi với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.
Sinh non là tình huống phát sinh không ai mong muốn. Vậy nên các mẹ bầu cần trang bị cho mình những kiến thức sinh nở nâng cao sức khỏe bà mẹ và thai nhi nhằm phòng tránh nguy cơ sinh non. 
Chúc các mẹ bầu giữ gìn sức khỏe tốt để sinh bé ra  mạnh khỏe!
Tags: nguy cơ sinh non, nguy co sinh non, cách chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh thiếu tháng,cách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng, sữa cho trẻ thiếu tháng, chăm sóc trẻ sinh noncách chăm sóc trẻ sinh noncách chăm sóc bé sinh non, sữa cho trẻ sinh thiếu tháng, nguyen nhan de non, nguyen nhan gay de non.

Đăng nhận xét

Cách dạy con, cách dạy con ngoan

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by attipas.vn | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu