CÁCH DẠY CON

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Trẻ Sinh Non Những Điều Bố Mẹ Cần Phải Biết

Trẻ Sinh Non Những Điều Bố Mẹ Cần Phải Biết


Sinh non là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê chung, cứ 100 trẻ sinh ra và sống được thì có đến 12 trẻ là sinh non. Ở Việt Nam, cách đây khoảng 15 - 20 năm, chúng ta chưa có khả năng nuôi được những trẻ sinh non ở độ tuổi 28 - 32 tuần.

Trẻ Sinh Non Những Điều Bố Mẹ Cần Phải Biết
Nhưng hiện nay với nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại, việc nuôi trẻ sinh non đã có rất nhiều tiến bộ để giúp trẻ có thể khỏe mạnh và phát triển gần giống như đủ tháng.
Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng trẻ sinh non tháng rất khó khăn và tốn kém, tỉ lệ tử vong khá cao (chiếm 80% tổng số ca tử vong sơ sinh trong tuần lễ đầu). Dưới đây Attipas tổng hợp số kiến thức chung về trẻ sinh non và các nguy cơ phải đối mặt của trẻ nhằm giúp các bậc phụ huynh phần nào hiểu thêm về trẻ sinh non, và tình huống của con mình và tự tin hơn trong việc chăm sóc trẻ sinh non một cách chu đáo nhất.
*** Bài viết liên quan:
Trẻ sinh non trước 28 tuần tuổi
Đây được xem là một trường hợp nguy hiểm nhất đối với trẻ sinh non. Thường các bé sinh non dưới 7 tháng sẽ cực kì nhỏ bé (dưới 1 kg), làn da nhăn nheo và rất mỏng đến mức có thể nhìn thấy mạch máu bên dưới. Mắt bé sẽ nhắm chặt và chưa có lông mi. Trẻ sinh non vào thời kì này cần được điều trị đặc biệt với oxi, hoạt chất bề mặt và các hỗ trợ cơ học nhằm giúp bé có thể thở được.
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cũng cần được cung cấp dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch cho đến khi trẻ phát triển được các kỹ năng bú, nút như các trẻ bình thường khác. Trẻ sẽ ngủ hầu như cả ngày và thường là không khóc hay cử động như các bé khác.
Trẻ sinh non có nguy cơ  đối mặt với các biến chứng như suy hô hấp, sót ống động mạch, vàng da, thiếu máu, xuất huyết não thất, ngưng thở…. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sinh sau tuần thai thứ 26 có cơ hội sống sót qua năm đầu tiên (khoảng 80% đối với trẻ sinh non ở 26 tuần thai và khoảng 90% đối với trẻ sinh non ở 27 tuần thai), mặc dù trẻ có thể phải được nuôi dưỡng trong các lồng nuôi đặc biệt kéo dài một thời gian.
Các nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 25% các bé sinh quá non mắc phải các khuyết tật nghiêm trọng lâu dài, hơn nửa số trẻ có thể gặp phải các vấn đề nhẹ hơn trong học tập và hành vi. Vì vậy những gia đình có em bé sinh quá non nên chuẩn bị tinh thần cho những trường hợp kém may mắn nhất.
Trẻ sinh non 28 tuần - trẻ sinh non 30 tuần - trẻ sinh non 31tuần
Trẻ sinh non ở giai đoạn này thường có cân nặng vào khoảng 800-1800g và vẫn phải được trị liệu oxi, hoạt chất bề mặt và các hỗ trợ cơ học để giúp trẻ có thể thở được. Một số trẻ có thể được cho ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức qua ống thông đặt ở mũi hoặc miệng vào dạ dày, số còn lại vẫn cần truyền tĩnh mạch.
Một số trẻ có thể khóc. Trẻ sinh non trong giai đoạn này có thể cử động nhiều hơn các trẻ sinh sớm hơn, tuy nhiên, các cử động này còn giật. Trẻ có thể nắm lấy ngón tay bạn, có thể mở mắt, thức và tỉnh táo trong một quãng ngắn.
Trẻ sinh non 28 tuần - đến 31 tuần của thai kỳ có nguy cơ mắc các biến chứng sơ sinh tương tự như trẻ sinh non ở các tuần sớm hơn. Dù vậy, các biến chứng cũng không để lại những hậu quả nặng nề như ở các bé sinh sớm hơn. Các bé quá nhẹ cân (dưới 1.5kg) vẫn có nguy cơ khuyết tật lâu dài.
Trẻ sinh non 32 tuần - trẻ sinh non 33 tuần 
Trẻ sinh non trong giai đoạn này thường có cân nặng vào khoảng 1.4-2.3kg, hơi gần hơn so với các trẻ sơ sinh đủ tháng. 95% trẻ sinh ra trong giai đoạn này không có nguy hiểm đến tính mạng. Một số trẻ vẫn cần cung cấp oxi để thở.
Trẻ có thể bú mẹ hoặc bú bình, trường hợp trẻ bị khó thở thì vẫn cần cho ăn qua ống truyền. Trẻ sơ sinh ở thời gian này ít chịu các tổn thương nghiêm trọng do sinh non hơn so với các bé sinh ở các tuần sớm hơn, tuy vậy các bé vẫn có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về học hành và hành vi.
Trẻ sơ sinh  non 34 tuần - trẻ sinh non 36 tuần 
Trẻ sinh non ở các tuần cuối thai kỳ (nhưng chưa đủ 9 tháng) thường có cân nặng khoảng 2-2.7kg. Trẻ có thể trạng hơi gần so với các bé sinh đủ tháng nhưng thể trạng thường vẫn khỏe mạnh bình thường.
Tuy vậy, trẻ sinh non trong thời kì này vẫn có những có nguy cơ cao hơn các bé sinh đủ tháng đối với các vấn đề sức khỏe sơ sinh, bao gồm vấn đề thở và ăn, khó điều hòa thân nhiệt và chứng vàng da. Tuy nhiên những vấn đề này không quá nghiêm trọng và có thể vượt qua dễ dàng nếu các mẹ biết cách chăm sóc tốt cho bé.
Ước tính ở tuần thứ 35 của thai kỳ, trọng lượng não trẻ chỉ vào khoảng 60% so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Trẻ sơ sinh ở những tuần này không chịu những tổn thương nghiêm trọng lâu dài từ việc sinh non, nhưng trẻ vẫn có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề học tập và hành vi.
Trên đây là những nguy cơ phải đối mặt của những trẻ sinh non thiếu tháng. Để đảm bảo thời kỳ mang thai an toàn khỏe mạnh các mẹ phải thường xuyên khám thai định kỳ và có chế độ ăn uống hợp lý. 
Tags: cách chăm sóc trẻ sinh thiếu thángtrẻ sinh thiếu thángcách chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng,chăm sóc trẻ sinh noncách chăm sóc trẻ sinh nonsinh non 32 tuầnsinh non 30 tuầnsinh non 35 tuầntrẻ sinh non 33 tuầntrẻ sinh non 32 tuần, tre sinh non 28 tuan, thai 27 tuan doa sinh non, tre sinh non 26 tuan.

Đăng nhận xét

Cách dạy con, cách dạy con ngoan

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by attipas.vn | Sửa bếp gas | Sửa bếp từ | Sửa lò vi sóng | Sửa lò nướng | Sửa máy rửa bát | Sửa máy hút mùi , Sửa bếp từ tại nhà , Sửa bếp từ tại hà nội , Sửa bếp điện từ , sua bep tu